Mua Nhà Sang – Rinh Xế Vàng!

Ưu đãi khủng: Hãy đăng ký ngay hôm nay để có cơ hội trúng 1 xe Mercedes GLS 400 trị giá 4,4 tỷ đồng!

OCB - Vay Vốn Dễ Dàng Sẵn Sàng Tận Hưởng!

OCB - Vay Vốn Dễ Dàng Sẵn Sàng Tận Hưởng

Hoàn Xuân Thang_Điều Trị Bạc Tóc, Xấu Máu!

Giảm Giá Sốc: Mua 4 Tặng 1 - Mua 2 Free Ship

Thuốc Phụ Khoa Viêm Âm Tán Hoàng Cung!

Ưu đãi: Mua 1 tặng 1: Mua 1 liệu trình thuốc đặt tặng ngay 1 liệu trình thuốc xông rửa Mua 4 tặng 1: Mua 4 liệu trình thuốc đặt tặng ngay 1 liệu trình thuốc đặt

Nhang Sạch Tâm Minh – 100% Thiên Nhiên!

Ưu đãi đặc biệt: MUA 10 HỘP TẶNG NGAY 1 VÉ BUFFET CHAY (trị giá 150.000 ~ giảm 30% - 60%)

Wednesday, November 29, 2017

Đế chế dữ liệu của Facebook nguy hiểm như thế nào?

Là một nền tảng miễn phí, Facebook lấy gì để "nuôi thân"? Đúng vậy, chính là sử dụng dữ liệu mà bạn đã cung cấp một cách tự nguyện.
Xử lý dữ liệu là nguồn thu nhập lớn nhất của Facebook. Trong năm 2016, công ty đã kiếm được 6,4 tỷ USD từ mảng quảng cáo, đánh dấu sự tăng trưởng 63% so với năm trước.
Có rất ít người nhận ra được mức độ thu thập dữ liệu của Facebook một cách chính xác. Bên cạnh việc xử lý thông tin trên trang cá nhân, Facebook còn theo dõi bạn ở bên ngoài phạm vi nền tảng của mình (offsite) và mua thông tin về hoạt động ngoại tuyến của bạn từ các bên thứ ba. Nhờ sức mạnh có được từ những nguồn này, Facebook có thể xây dựng nên những hồ sơ khách hàng chi tiết đến mức nó có thể làm dấy lên nhiều mối lo ngại về quyền riêng tư.
Những dữ liệu nào được thu thập?
Chính sách sử dụng dữ liệu của Facebook (được sửa đổi lần cuối vào ngày 29/9/2016) có nêu rõ các loại thông tin mà nó thu thập về bạn. Một số được thu thập ở ngay trên trang Facebook (onsite), còn lại là dữ liệu ngoài phạm vi nền tảng (offsite).
1.     Dữ liệu onsite
     - Tất cả những gì mà bạn chia sẻ trên Facebook, bao gồm chi tiết thông tin tài khoản, những bài đăng do bạn viết, vị trí và ngày tháng chụp ảnh, cách bạn sử dụng Facebook (như loại nội dung mà bạn yêu thích, tần suất giao tiếp, và bạn thường xuyên giao tiếp với những ai).
     - Tất cả những gì người khác nói về bạn, bao gồm ảnh, tin nhắn và các bài đăng.
     - Các nhóm mà bạn tham gia, bao gồm dữ liệu về cách bạn tương tác với họ và thông tin liên lạc (ví dụ như địa chỉ) mà bạn đăng lên.
     - Thông tin tín dụng, như kiểu thanh toán mà bạn đã thực hiện, thông tin thẻ tín dụng (số thẻ, mã bảo mật,...) cũng như hóa đơn và chi tiết giao hàng.
2.     Dữ liệu offsite
     - Tất cả thông tin về thiết bị của bạn, như hệ điều hành, phiên bản phần cứng, cài đặt của thiết bị, tên và loại phần mềm, pin và tín hiệu sóng, số hiệu thiết bị, địa chỉ thông qua GPS, tên nhà mạng sử dụng, loại trình duyệt sử dụng, ngôn ngữ và múi giờ, số điện thoại di động và địa chỉ IP.
     - Thông tin từ các trang web và ứng dụng bên thứ ba có liên kết với Facebook, chẳng hạn như các trò chơi nền web. Thông tin bao gồm những trang web và ứng dụng mà bạn truy cập.
     - Thông tin được cung cấp bởi các đối tác bên thứ ba, chẳng hạn như các nhà quảng cáo hoặc các nhà môi giới dữ liệu.
     - Thông tin được cung cấp bởi các công ty khác thuộc sở hữu của Facebook.
Các công ty thuộc quyền sở hữu của Facebook
1.     Facebook Payment Inc.
2.     Atlas
3.     Instagram LLC
4.     Onavo
5.     Moves Oculus
6.     WhatsApp Inc.
7.     Masquerade
8.     CrowdTangle
Dữ liệu được thu thập như thế nào?
Một số kỹ thuật thu thập dữ liệu, đơn giản như lưu thông tin tài khoản hoặc nhật ký hoạt động trên Facebook là khá hiển nhiên. Những kỹ thuật khác thì không được rõ ràng như vậy.
Năm 2015, Facebook đã thua một vụ kiện tại Bỉ, liên quan đến việc thu thập dữ liệu của mình. Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Leuven và Brussels đã kết luận rằng mỗi khi một người truy cập một trang Facebook hay một trang web có dùng nút Facebook Like, một cookie (một đoạn văn bản ghi thông tin được tạo ra và lưu trên trình duyệt của máy người dùng) có tên datr được lưu trữ một cách bí mật trên trình duyệt – ngay cả trên trình duyệt của người không sử dụng Facebook. Cookie này được thiết kế để tồn tại trong thời gian 2 năm, đồng thời theo dõi tất cả các hoạt động duyệt web của người dùng. Tòa án đã quyết định rằng việc thu thập thông tin của người dùng mà không được sự đồng ý của họ là vi phạm quy định của EU. Năm 2016, Facebook đã kháng cáo thành công khi lập luận rằng họ có trụ sở chính tại châu Âu được đặt ở Ireland nên tòa án Bỉ không có quyền hành phán xét họ. Do vậy, Facebook vẫn được phép tự do theo dõi người dùng (và thậm chí cả những người không phải người dùng) của mình.
Để hồ sơ người dùng trở nên chi tiết hơn nữa, Facebook còn mua thông tin về các hoạt động trực tuyến và ngoại tuyến của bạn từ các bên thứ ba.
Facebook và các nhà môi giới dữ liệu bên thứ ba
Thu thập dữ liệu là một ngành công nghiệp khổng lồ hoạt động trong bóng tối. Các nhà môi giới dữ liệu là những công ty thu thập và phân tích các dữ liệu công khai để xây dựng hồ sơ chi tiết về người dùng. Những hồ sơ này có thể chứa các thông tin như bạn có nuôi chó hay không, bạn thích trà của hãng nào, cỡ giày, bạn đang mang thai hay không, và thói quen mua sắm bằng thẻ tín dụng. Theo New York Times, Acxiom, một trong những công ty môi giới dữ liệu lớn nhất thế giới, người dùng được phân chia thành các nhóm rất nhạy cảm như "người thừa kế tiềm năng", "người trưởng thành với bố mẹ có chức có quyền", "đang ăn kiêng", "thích bài bạc", "đang cần tiền" và "có hút thuốc lá".
Làm thế nào mà các nhà môi giới này có thể thu thập thông tin về bạn? Họ lấy chúng từ dữ liệu mở của chính phủ (ví dụ, nếu bạn thực hiện quyên góp chính trị), các thông tin công khai (hồ sơ cá nhân trên mạng xã hội), và dữ liệu thương mại (những thanh toán do bạn thực hiện). Bất kì cuộc thi, khảo sát, bảo hành, thanh toán bằng thẻ hay thậm chí là đăng kí dịch vụ (subscription) đều được tính đến. Những dữ liệu này được cung cấp cho các thuật toán phức tạp, từ đó phân loại bạn theo nhiều hạng mục khác nhau.
Thu thập dữ liệu là việc rất phổ biến tại Mỹ, nơi luật bảo vệ dữ liệu vẫn chưa được hoàn thiện. Các công ty môi giới dữ liệu thậm chí không có nghĩa vụ phải cho bạn thấy rằng hồ sơ thông tin của họ về bạn có chứa những gì. Ngay cả khi họ quyết định làm điều đó để "thể hiện tính minh bạch", họ vẫn có thể chọn lọc thông tin hoặc biến quá trình truy cập thông tin trở nên khó khăn một cách nực cười.
Để bạn có thể hiểu rõ hơn về phạm vi của ngành công nghiệp thu thập dữ liệu, công ty Datalogix (đây cũng là công ty môi giới dữ liệu đầu tiên mà Facebook kí hợp đồng vào năm 2012) có thông tin về hầu hết mọi hộ gia đình tại Mỹ và nắm trong tay lượng thông tin giao dịch người dùng lên tới 1.000 tỷ USD. Acxiom, một công ty môi giới khác có liên kết với Facebook có thông tin về khoảng 500 triệu người tiêu dùng trên toàn thế giới, với khoảng 1.500 điểm dữ liệu cho mỗi người.
Những loại quảng cáo của Facebook do các bên thứ ba cung cấp thường là về tài chính, chẳng hạn như nguồn thu nhập hàng tháng, giá trị tài sản, hoặc bạn có đi đến những cửa hàng giá rẻ để mua đồ hay không.
Cách Facebook sử dụng dữ liệu của bạn
Dữ liệu Facebook thu thập được dùng để cung cấp cho các dịch vụ, chẳng hạn như đưa ra các nội dung đề xuất, giúp bạn tìm một sự kiện tại địa phương hoặc hiển thị tin tức phù hợp với sở thích của bạn.
Ngoài ra, thông tin cũng được chia sẻ với tất cả các nền tảng và ứng dụng mà Facebook sở hữu [bạn đọc có thể xem lại phần trên].
Cuối cùng, Facebook sử dụng dữ liệu của bạn để cung cấp cho các dịch vụ tiếp thị. Theo như chính sách sử dụng dữ liệu của Facebook: "Với điều này, chúng tôi sử dụng tất cả các thông tin chúng tôi có về bạn để hiển thị cho bạn những quảng cáo có liên quan". Facebook không chia sẻ những thông tin mang tính nhận dạng cá nhân (những thông tin có thể dùng để xác định bạn như tên hay địa chỉ email). Tuy nhiên, nó chia sẻ tất cả các loại thông tin khác, bao gồm sở thích của bạn, lịch sử duyệt web, địa điểm, thông tin thanh toán, trạng thái mối quan hệ, thông tin gia đình,...
Sự nguy hiểm của việc tạo hồ sơ thông tin cá nhân
Việc sử dụng dữ liệu của bạn cho mục đích tiếp thị có thực sự là một vấn đề không? Xét cho cùng, Facebook không chia sẻ cái gọi là thông tin nhận dạng cá nhân. Rất ít doanh nghiệp có thể tồn tại đến ngày nay nếu như họ không thể nhắm đến đúng đối tượng người dùng. Bên cạnh đó, một số người tiêu dùng cho rằng việc các quảng cáo được chỉnh sửa sao cho phù hợp với nhu cầu của họ cũng khá tiện lợi.
Tất cả mọi thứ đều còn phụ thuộc vào quy mô. Peter Eckersley, một nhà khoa học máy tính tại Electronic Frontiers, nói rằng ngay cả khi các công ty sử dụng những phương pháp thu thập thông tin của Facebook, không có công ty nào có thể sử dụng toàn bộ chúng cùng một lúc.
Bên cạnh mối lo ngại hiển nhiên nhất là có quá nhiều thông tin được tập hợp tại một công ty (khi Facebook có 1,94 tỷ người dùng thường xuyên hàng tháng trong năm 2017), dữ liệu có thể bị lạm dụng bởi các nhà quảng cáo theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, chủ xe máy có thể nhìn thấy các quảng cáo bảo hiểm có giá cao hơn mặt bằng chung, hay những người có thu nhập thấp chỉ được giới thiệu mua nhà chất lượng thấp.
Bạn có thể "rút lui" hay không?
Câu trả lời ngắn gọn là không.
Câu trả lời "dài gọn" là nó còn phụ thuộc vào việc bạn muốn rút lui khỏi cái gì. Bạn có thể ngưng việc nhìn thấy những quảng cáo được chỉnh sửa dựa trên sở thích, nhưng điều đó không có nghĩa là Facebook sẽ ngừng theo dõi bạn.
Yêu cầu các công ty môi giới dữ liệu dừng việc thu thập dữ liệu của bạn, về lý thuyết là có thể, nhưng trên thực tế lại là một công việc gần như bất khả thi. Để thoát khỏi Datalogix, bạn sẽ phải gửi yêu cầu kèm theo bản sao của ID (giống như CMND của Việt Nam). Julia Angwin, tác giả của cuốn sách Dragnet Nation: A Quest for Privacy, Security, and Freedom in a World of Relentless Surveillance đã từng thử rút lui khỏi 92 công ty môi giới dữ liệu có tùy chọn cho phép rút lui. Kết quả là, trong phần lớn số lần thử, bà đều thất bại.
Có một số cách để giảm thiểu thiệt hại. Bạn có thể đổi tùy chọn quyền riêng tư để quyết định xem ai có thể xem các bài đăng và thông tin trang cá nhân của bạn trên Facebook.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cài đặt Tor, một trình duyệt giúp bạn ẩn danh (phần nào) trên Internet.
Tuy nhiên, cách duy nhất để ngăn chặn việc thu thập thông tin của Facebook chính là xóa tài khoản của bạn. Như trong chính sách sử dụng dữ liệu có nói: "Chúng tôi lưu trữ dữ liệu lâu nhất có thể để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho bạn và mọi người. Thông tin có liên quan đến tài khoản của bạn sẽ được giữ cho đến khi tài khoản của bạn bị xóa, trừ khi chúng tôi không còn cần đến những dữ liệu đó để cung cấp sản phẩm và dịch vụ nữa".
Tất nhiên, từ bỏ Facebook không phải là chuyện đơn giản, khi nó đã trở thành một phần trong cuộc sống hiện đại của mỗi chúng ta. Điều bạn nên làm là cân nhắc thật kỹ, liệu những gì mà Facebook (và những nền tảng khác thuộc sở hữu của Facebook) đem lại có đáng với những gì chúng ta đã bỏ ra hay không?
Văn Hoàn
Theo vnreview.vn

Wednesday, November 8, 2017

Tăng tốc tải file trên máy Mac, iPhone và iPad với Content Caching

Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn giải pháp tiết kiệm băng thông và tăng tốc download khi bạn sở hữu cùng lúc nhiều thiết bị Apple.
Thông thường, mỗi thiết bị Apple sẽ tải về các bản cập nhật, các nội dung đa phương tiện, và nội dung iCloud riêng. Bởi thế, nếu bạn có nhiều thiết bị Apple cùng loại trong nhà, chúng sẽ chiếm dụng băng thông kết nối Internet của bạn đáng kể. Tuy nhiên, với Content Caching, bạn có thể hạn chế vấn đề này.
Content Caching, chủ yếu dành cho các tổ chức lớn, là giải pháp cho phép người dùng biến một máy tính Mac thành máy lưu trữ các file tạm (cache) dành cho các hệ thống macOS, iOS, và Apple TV trên cùng mạng.
Trước đây, Content Caching là tính năng độc quyền trên các máy chủ macOS nhưng kể từ phiên bản High Sierra, Apple đã cung cấp nó miễn phí cho tất cả người dùng, kể cả người dùng cá nhân.
Cách cài đặt Content Caching rất đơn giản, và việc bật nó sẽ rất lý tưởng nếu kết nối Internet của bạn thường xuyên bị bóp băng thông hoặc bạn đơn giản chỉ muốn tăng tốc quá trình tải nội dung về từ lần thứ hai trở đi.
Tất cả những gì bạn cần là một máy tính Mac chạy macOS High Sierra. Trong trường hợp này, một máy tính Mac để bàn và liên tục kết nối mạng thông qua cáp Ethernet là phù hợp nhất.
Cách kích hoạt Content Caching trên máy Mac
Đầu tiên, bạn chọn một máy tính Mac để bàn và kết nối mạng thông qua cáp Ethernet để làm máy lưu cache. Bạn cũng có thể sử dụng kết nối WiFi nhưng Apple không khuyến khích sử dụng loại kết nối này.
Trên máy Mac, bạn vào System Preferences > Sharing.
Tại màn hình Sharing, bạn đánh dấu chọn vào tùy chọn Content Caching ở khung bên trái.
Nếu bạn muốn giới hạn dung lượng cache, bạn nhấn nút Options ở góc dưới, bên phải.
Ở màn hình tiếp theo, bạn có thể chọn nơi lưu cache cũng như giới hạn kích thước của nó.
Để tắt cache, bạn đơn giản chỉ cần bỏ chọn tùy chọn Content Caching.
Content Caching làm việc như thế nào?
Về cơ bản, bất kỳ bản cập nhật phần mềm, ứng dụng, tài liệu iCloud, hay nội dung đa phương tiện iTunes nào được tải về trên mạng của bạn đều sẽ được tập trung về máy tính cache.
Khi một thiết bị cần tải một file nào đó, nó trước hết sẽ tìm file đó trên máy tính cache. Nếu tìm thấy, nó sẽ tải file từ đó thay vì từ Internet. Điều này giúp quá trình tải về nhanh hơn và tiết kiệm băng thông Internet.
Ví dụ, khi người dùng đầu tiên trên mạng của bạn tải về file cập nhật macOS, máy tính cache sẽ lưu lại bản sao của file cập nhật đó. Khi máy tính tiếp theo muốn tải về file cập nhật, đầu tiên nó sẽ tìm bản cập nhật trên máy tính cache và nếu tìm thấy file, nó sẽ tải về từ đó thay vì từ App Store
Cache trên nhiều máy để nâng cao hiệu quả
Nếu bạn có hai máy desktop Mac trong nhà, bạn có thể bật Content Caching trên cả hai máy. Lúc này, chúng sẽ hoạt động song song, giao tiếp và chia sẻ dữ liệu với nhau. Từ đó nâng cao hiệu quả cache.
Những nội dung gì được lưu và không được lưu trong cache:
Bạn có thể sẽ thắc mắc những nội dung nào được lưu và không được lưu trong cache. Apple liệt kê danh sách chi tiết tại đây; và dưới đây là tóm tắt của How-To Geek:
- Các nội dung bạn mua từ iTunes trên cả Windows và macOS.
- Nội dung iBooks Store dành cho macOS và iOS.
- Dữ liệu iCloud, bao gồm tài liệu và hình ảnh, dành cho macOS và iOS.
- Nội dung có thể tải về của Garageband.
- Những bản cập nhật dành cho hệ điều hành macOS.
- Các nội dung bạn mua và tải về từ Mac App Store.
- Các ứng dụng iOS.
- Những bản cập nhật dành cho iOS.
- Các bản cập nhật dành cho Apple TV.
- Những ứng dụng dành cho Apple TV.
- Và rất nhiều các nội dung di động khác, bao gồm từ điển ngôn ngữ và giọng nói của Siri.
Lưu ý: Vì lý do pháp lý, một số nội dung có thể không được cache tại một vài quốc gia. Ví dụ, tại Canada nội dung iBooks không được cache, trong khi tại Brazil, Apple không cache nội dung iTunes.
Bích Ngân

Motorola X4 lên kệ tại Việt Nam với camera kép xóa phông, giá 10 triệu đồng

Motorola (thuộc Lenovo của Trung Quốc) vừa chính thức ra mắt mẫu smartphone cận cao cấp Moto X4 tại Việt Nam, đây cũng là smartphone tiếp theo tích hợp camera kép của hãng trên thị trường.
Moto X4
Theo nhà sản xuất, Moto X4 tích hợp thêm nhiều tính năng thông minhnhằm mang đến những trải nghiệm mới mẻ như chế độ nhận diện địa danh (Landmark Detection1), giúp bạn khám phá thế giới xung quanh khi hướng camera về địa danh mà bạn muốn tìm hiểu. Moto x4 cũng có thể quét danh thiếp và tự động lưu trữ thông tin liên hệ trên đó vào danh bạ. Ngoài ra, chế độ bộ lọc khuôn mặt (Face Filters) trên Moto X4 cũng giúp tạo ra các hiệu ứng làm đẹp khi bạn selfie hoặc quay video.
Đáng chú ý nhất trên Moto X4 chính là cụm camera kép với hai camera có độ phân giải lần lượt là 12MP và 8MP. Cụm camera kép này hỗ trợ chế độ chụp xóa phông và chụp ảnh trắng đen cổ điển. Cũng như Moto G5s Plus ra mắt cách đây không lâu, sau khi chụp ảnh ở chế độ xóa phông, bạn có thể thay đổi phông nền hoặc thay độ độ xóa phông của ảnh.
Dưới đây là một số ảnh chụp từ Moto X4 do Motorola cung cấp:
Ảnh chụp từ camera chính
Ảnh chụp góc rộng
Ảnh selfie nhóm từ camera trước
Ngoài ra, công nghệ lấy nét kép tự động theo điểm ảnh (Dual Autofocus Pixel) củaMotoX4 hỗ trợ lấy nét nhanh ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu. Trong khi đó, camera trước 16MP của máy hỗ trợ chụp ảnh góc rộng lên tới 120 độ.
Moto X4 sở hữu thiết kế kim loại và mặt kính cường lực Corning Gorilla với kiểu dáng kế thừa từ các dòng smartphone gần đây của Motorola chứ không đi theo xu hướng mỏng hóa viền màn hình như các smarphone khác. May mắn thay, máy hỗ trợ chuẩn kháng nước kháng bụi IP68, giúp máy có thể sống sót trong một số điều kiện bất lợi nhất định.
Phiên bản màu đen của Moto X4
Máy tích hợp chuẩn kháng nước kháng bụi IP68
Về cấu hình, Moto X4 sở hữu màn hình IPS LCD 5.2 inch Full HD, vi xử lý Snapdragon 630 tám lõi cùng 3GB RAM, 32GB bộ nhớ trong và hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ mở rộng. Máy chạy trên nền Android 7.1 với thỏi pin 3.000mAh hỗ trợ công nghệ sạc nhanh TurboPower của hãng.
Tại Việt Nam, Moto X4 đã được lên kệ vào hôm qua (6/11) với mức giá niêm yết 9,99 triệu đồng kèm một số chương trình ưu đãi của các hệ thống bán lẻ.
Nguyễn Minh

DisplayMate: Màn hình iPhone X đẹp nhất hiện nay, trội hơn Galaxy Note8

Trái với nhiều nhận định trước đó, iPhone X vừa được đơn vị chuyên về đánh giá màn hình DisplayMate nhận xét là có chất lượng hiển thị tốt nhất hiện nay, thậm chí vượt mặt cả Galaxy Note8. Thú vị thay, màn hình OLED trên iPhone X lại do chính Samsung sản xuất.
Trang DisplayMate đã dành những lời khen tặng ấn tượng cho màn hình OLED trên iPhone X.
DisplayMate khẳng định, màn hình OLED của iPhone X có khả năng hiển thị màu sắc với độ chính xác tuyệt đối, độ sáng màn hình, độ tương phản đều cao nhất trong môi trường ngoài trời và so với các mẫu smartphone có màn OLED khác.
Đặc biệt, màn hình Super Retina trên iPhone X có độ phản chiếu thấp nhất. Điều này cũng đồng nghĩa, màn hình iPhone X cho khả năng chống lóa và góc nhìn khá tốt trong điều kiện thực tế.
Độ chính xác màu cao
Cụ thể, DisplayMate đánh giá độ chính xác màu của iPhone X thực sự ấn tượng với điểm số 1.0 JNCD cho cả hai hai hệ màu sRGB/Red.709 phổ biến. Màn hình iPhone X cũng đạt điểm 0.9 JNCD cho dải màu rộng DCI-P3, thường sử dụng cho TV UHD 4K và rạp chiếu phim.
DisplayMate nhấn mạnh, đây là mẫu màn hình có độ chính xác màu cao nhất mà công cụ này từng đánh giá.
Tỷ lệ màn hình và độ tương phản cao
Màn hình OLED 5.8 inch trên iPhone X sử dụng tỷ lệ hoàn toàn mới 19,5:9, cao hơn 22% so với tỷ lệ 16:9 truyền thống trên các mẫu iPhone hiện tại. Không chỉ lớn hơn, màn hình cũng có độ phân giải 2436x1125 pixel và mật độ điểm ảnh 458 ppi.
Cũng theo DisplayMate, độ phân giải hiện tại mang lại "độ sắc nét" cao hơn đáng kể và thậm chí đã chạm tới ngưỡng giới hạn. Nói cách khác, ngay cả khi Apple tiếp tục tăng độ phân giải và mật độ điểm ảnh cho iPhone, lợi ích giữa thị giác và hiển thị đã không còn có thể nhận ra.
Màn hình Super Retina trên iPhone X có độ tương phản đáng kinh ngạc lên tới 1.000.000:1, độ sáng cao và gam màu rộng tiêu chuẩn.
Góc nhìn
DisplayMate thừa nhận, màn hình iPhone X có độ sáng thay đổi nhỏ nhất ở góc nhìn 30 độ so với màn hình LCD, và độ sáng có thể thay đổi khi để máy trên bàn.
Trong khi màn hình LCD thường giảm độ sáng xuống 55% ở góc nhìn 30 độ, thì màn hình OLED của iPhone X cho thấy độ sáng màn hình giảm xuống 22% ở góc nhìn 30 độ.
Ở mỗi góc độ quan sát, màu sắc của màn hình có thể thay đổi nhẹ, và theo DisplayMate, đây là đặc tính của màn hình OLED và không có gì đáng lưu tâm. Tuy nhiên, Apple đã tối ưu khá tốt cho màn hình Super Retina nhằm tránh hiện tượng lưu ảnh (burn-in) thường xảy ra với màn hình OLED.
Màn hình ấn tượng trên iPhone X là kết quả giữa chất lượng đã được kiểm chứng của Samsung và phần mềm của Apple
Màn hình iPhone X cũng trang bị công nghệ có tên Precision Display Calibration do chính Apple tự phát triển. Công nghệ này cho phép chuyển đổi các thông số màn hình OLED để tăng tính chính xác và hiệu suất hiển thị tối đa.
Trong tuyên bố trên trang hỗ trợ mới đây, Apple tự tin khẳng định: "Chúng tôi tin rằng, đây là mẫu màn hình OLED tốt nhất từng xuất hiện trên một chiếc smartphone, đặc biệt màn hình iPhone X cung cấp độ chính xác màu sắc gần như tốt nhất".
iPhone X là mẫu iPhone đầu tiên trang bị màn hình có thể hiển thị video HDR nguyên bản, bao gồm cả nội dung Dolby Vision và HDR10.
Kết thúc bài đánh giá, DisplayMate một lần nữa khẳng định, iPhone X đang sở hữu màn hình tốt nhất hiện nay, thậm chí vượt trên mẫu smartphone từng xếp hạng nhất trước đây như Galaxy Note8.
Chuyên trang đánh giá cũng khẳng định, Samsung Display đã thực sự làm rất tốt. Hãng đã phát triển và sản xuất thành công tấm màn hình OLED tốt nhất hiện nay cho iPhone X.
Việc lần đầu tiên chuyển đổi công nghệ màn hình sang OLED cũng khiến Apple vô tình phải lụy thuộc Samsung. Bởi lẽ, Samsung Display hiện đang là nhà sản xuất màn hình OLED lớn nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên trong thời gian tới khi LG Display xây xong nhà máy sản xuất màn hình OLED mới, Apple sẽ có thêm một lựa chọn mới để tránh phụ thuộc quá nhiều vào Samsung.
Tiến Thanh

Sunday, November 5, 2017

Nhân viên Twitter vô tình xóa mất tài khoản của Tổng thống Mỹ trong ít phút

Vào khoảng 7h tối ngày thứ Năm vừa qua (theo giờ miền Đông ET), tài khoản Twitter cá nhân của vị Tổng thống Mỹ Donald Trump đột nhiên biến mất.
Tuy nhiên vài phút sau đó, tài khoản Tổng thống Donald Trump đã được khôi phục, nhưng nhiều người sử dụng Twitter đã đế ý đến sự mất tích của tài khoản này.
Cụ thể, tầm khoảng 8h tối ngày 2/11, tài khoản Twitter của Chính phủ Mỹ đã tuyên bố rằng: "một nhân viên của Twitter đã vô tình làm vô hiệu hóa tài khoản của Tổng thống TrumpTài khoản của ông đã biến mất trong vòng 11 phút và được khôi phục trở lại". Tài khoản Twitter của Chính phủ cho biết thêm: "Chúng tôi vẫn đang tiếp tục điều tra và thực hiện các biện pháp để ngăn không cho sự cố này xảy ra lần nữa".
Theo Business Insider, cuộc điều tra của Twitter Chính phủ cho thấy rằng: "sự cố tài khoản Tống thống Trump biến mất là do một nhân viên hỗ trợ khách hàng của Twitter gây ra vào ngày làm việc cuối cùng của nhân viên này".
Được biết, tài khoản Twitter của Tổng thống Trump với hơn 41 triệu người theo dõi và là tài khoản Twitter chính thức mà ông sử dụng để phổ biến những phát ngôn cũng như đáp trả các nhà phê bình ông. Đây hoàn toàn là tài khoản cá nhân của vị Tổng thống Mỹ này chứ không phải là tài khoản chính thức của Nhà Trắng.
Cũng vào tối thứ năm, sau khi sự cố tài khoản Twitter của Tổng thống Trump đã được giải quyết. Khoảng 9h40 tối, số lượng người theo dõi tài khoản ông đã được gia tăng, cho đến khoảng 10h tối thì lượng người theo dõi đã lên tới hơn 41 triệu người.
Theo đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump thường xuyên sử dụng Twitter cá nhân mình để đưa ra các thông điệp chính trị và nêu lên những quan điểm của các ứng cử viên Quốc hội nhằm khiển trách những người nổi tiếng bởi chính sách chính trị của họ.
Tài Lâm

BenQ tung ra màn hình 4K chuyên nghiệp có hood chống chói

BenQ vừa ra mắt màn hình mới, được thiết kế dành riêng cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, những người cần độ phân giải cao và độ chính xác màu tuyệt đối.
Theo Dpreview, chiếc màn hình này có tên mã là SW271, kích thước 27 inch. Đây là phiên bản kế nhiệm của SW2700PT trước đây, hỗ trợ HDR10 bên cạnh độ phân giải 4K 3840x2160 và được thích hợp công nghệ AQCOLOR độc quyền của hãng.
Với AQCOLOR, người dùng có thể điều khiển tổng thể màu sắc hiển thị thông qua một phần cứng giúp cân bằng màu cùng với phần mềm Palette Master Elements. Bằng việc đưa vào hệ thống cân màu bằng phần cứng đã giúp SW271 đảm bảo các tiêu chuẩn chính xác màu nghiêm ngặt, BenQ cho hay, chiếc màn hình này sẽ lý tưởng cho "các ứng dụng quan trọng, yêu cầu đến màu sắc".
Người dùng có tùy chọn xem nội dung đồng thời ở các không gian màu khác nhau thông qua GamutDuo, cùng với một phím nóng có tên là Hotkey Puck để chuyển đổi giữa các chế độ của màn hình. Chiếc màn hình này có độ bao phủ 99% cho không gian màu Adobe RGB, 100% cho sRGB/Rec. 709, 93% cho DCI-P3 cùng với tùy chọn Trắng Đen.
Các cổng kết nối của SW271 bao gồm DisplayPort 1.4 và HDMI 2.0, kết hợp với một khe thẻ nhớ SD, USB-C và cổng USB 3.1. Nó cũng có các tấm chắn chống chói, có thể tháo dỡ một cách dễ dàng. Người dùng đã có thể mua ngay chiếc màn hình này với giá 1100 USD (tức khoảng 25 triệu đồng).            
Minh Hùng

Canon Photomarathon khai màn tại Hà Nội, gần 4000 người tham dự

Sáng nay (5/11), sự kiện sáng tác ảnh nhanh thường niên Canon PhotoMarathon 2017 đã diễn ra tại Hà Nội, với sự tham dự của gần 4000 người đam mê chụp ảnh.
Năm nay PhotoMarathon tại Hà Nội được tổ chức muộn hơn hai thành phố Đà Nẵng và TP. HCM, trong thời điểm giao mùa và trời bắt đầu chuyển lạnh. Tuy nhiên từ 6 giờ sáng, hàng ngàn thí sinh đã tập trung tại Cung Thiếu nhi Hà Nội để khai màn cuộc thi. Theo ban tổ chức, sự kiện tại Hà Nội có gần 4000 người đăng ký tham dự, nâng tổng số người chơi ở cả 3 thành phố lên hơn 12000 người, một con số kỷ lục.
Giống như mọi năm, PhotoMarathon sẽ có 3 chủ đề trải dài từ sáng đến chiều, và các thí sinh sẽ phải "chạy đua" để bắt được những khoảnh khắc đúng chủ đề và nộp ảnh đúng thời hạn. Nhiếp ảnh gia Hải Thanh, thành viên ban giám khảo chia sẻ những bức ảnh được đánh giá cao cần đảm bảo đủ 4 tiêu chí: ý tưởng sáng tạo, bố cục cân đối, màu sắc sống động và bám sát chủ đề.
Hàng ngàn thí sinh đã tới tham dự, chật kín sân của Cung Thiếu nhi Hà Nội
Chủ đề đầu tiên của buổi sáng nay, được tiết lộ sau màn bắn cung độc đáo, là Nụ cười Hà Nội. Anh Hải Thanh chia sẻ đây là chủ đề vừa dễ vừa khó, vì rất quen thuộc nhưng phải thể hiện được sự độc đáo. Chủ đề thứ hai vừa được tiết lộ là Tối giản.
Các thí sinh tại vạch xuất phát. Kết quả cuộc thi sẽ được công bố vào tối nay
Năm nay ngoài phần thi trực tiếp, ban tổ chức còn mở ra một phần chơi mới là thi trực tuyến. Theo đó, các thí sinh không có điều kiện tham dự trực tiếp có thể theo dõi các chủ đề được công bố trên fanpage Canon Việt Nam, sau đó nộp ảnh trước 17:00 hôm nay và không bị giới hạn thời gian theo từng chủ đề. Giải thưởng của cuộc thi online sẽ được công bố vào ngày 15/11.
Ngoài phần thưởng có giá trị là thân máy Canon EOS 6D Mark II và máy in Canon PIXMA Pro-100, người chiến thắng cuộc thi hôm nay sẽ cùng hai người thắng cuộc tại Đà Nẵng và TP. HCM tham gia tranh tài tại PhotoMarathon châu Á.
TA

Saturday, November 4, 2017

Viettel giảm 94% cước data chuyển vùng quốc tế tại 7 mạng thành viên

Sau khi áp dụng "đồng giá" cước viễn thông tới khách hàng Viettel tại 3 nước Đông Dương hồi đầu năm 2017, từ ngày 1/11/2017, Viettel tiếp tục mở rộng ưu đãi cho khách hàng sử dụng các mạng thành viên của Viettel trên toàn cầu.
Theo đó, Viettel chính thức áp dụng giá cước mới cho dịch vụ chuyển vùng quốc tế tới các mạng thành viên trên toàn cầu gồm Natcom/Haiti, Movitel/Mo-zam-bich, Bitel/Peru, Telemor/Timor-lester, Halotel/Tanzania, Lumitel/Burundi, Nexttel/Cameroon. Cước phí của dịch vụ Data Roaming tới 7 mạng thành viên trên giảm tới hơn 15 lần so với trước đây.
viettel roaming 7 nước
Cụ thể, mức giá mới chỉ còn 20đ/10KB, so với giá cũ là 307đ/10KB. Đặc biệt, Viettel cũng áp dụng "đồng giá" 7.500đ/phút cho cuộc gọi về Việt Nam, nhận cuộc gọi và cuộc gọi trong nước chuyển vùng. Bên cạnh đó, giá cước gửi tin nhắn cũng giảm 69% từ 4.840đ/tin xuống còn 1.500đ/tin, cước gọi đi quốc tế khác giảm 45% từ 27.500đ/phút còn 15.000đ/phút.
Theo thống kê, tỉ lệ khách hàng ra nước ngoài và sử dụng dịch vụ roaming còn thấp bởi tâm lý khách hàng còn lo ngại không kiểm soát được chi phí sử dụng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến người dùng thường tranh thủ kết nối wifi ở các điểm công cộng hơn là sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế, hoặc chấp nhận gián đoạn liên lạc trong thời gian đi nước ngoài. Tuy nhiên với đợt giảm sâu giá cước data và cước thoại/tin nhắn lần này, người dùng sẽ bớt lo ngại khi đăng ký dịch vụ roaming quốc tế.
V.H

CEO Nguyễn Tử Quảng: Android gốc không bao giờ có thể trở thành một hệ điều hành tuyệt vời

Trong một clip đăng tải trên Bphone Fan Club ghi lại buổi offline mới đây giữa các thành viên Bkav và người dùng BPhone, ông Nguyễn Tử Quảng gây sốc khi cho rằng Android gốc không thỏa mãn user, và Samsung không thể có Android tốt vì họ không phải công ty phần mềm, HTC cũng vậy.
Có thể thấy trong clip, ông Quảng đang lý giải tại sao Bkav phải làm BOS riêng, và BOS có triết lý riêng.
"Bản thân Android gốc không bao giờ có thể trở thành một hệ điều hành tuyệt vời. Android là một hệ điều hành nguồn mở và nó phục vụ cho nhiều loại thiết bị, rất nhiều loại thiết bị. Nó không có một triết lý thật riêng cho một sản phẩm cụ thể. Vậy nên nhóm làm Android (của Google) họ có làm thế nào đi nữa cũng không thể (đưa Android) trở thành một hệ điều hành tuyệt vời. Đấy là lý do tại sao các bạn dùng Android gốc sẽ thấy không thể nào thỏa mãn, và các bạn thấy luôn không bằng iOS", người đứng đầu Bkav nói.
Ông Nguyễn Tử Quảng tại buổi gặp mặt với người dùng Bphone
Trong khi Android gốc không thể hoàn hảo do được phát triển hướng tới nhiều thiết bị khác nhau, thì theo ông Quảng, các công ty phát triển hệ điều hành smartphone tùy biến trên nền Android cũng "chưa thực sự đủ năng lực". Ông cho rằng đó là vì các công ty đó không phải là công ty phần mềm. 
Lấy ví dụ là công ty Samsung, ông khẳng định: "Samsung thực sự không phải là nhà sản xuất phần mềm. Chưa bao giờ Samsung được coi là một công ty phần mềm. (Vì thế Samsung) không có văn hóa của công ty phần mềm, có nhân lực thực sự có văn hóa về phần mềm như kiểu Microsoft hay là Apple hay là Bkav. Những công ty có văn hóa phần mềm thì mới có thể có phần mềm đỉnh cao". Chính vì thế, ông Quảng cho rằng dù Samsung có customize đến thế nào đi nữa thì cũng không bao giờ có thể làm được cái tốt nhất. Bản Android của Samsung hiện nay làm gần giống bản gốc, vẫn không thỏa mãn được người dùng.
Trở lại với BOS – bản Android tùy biến của Bkav, ông Quảng khẳng định người dùng "có thể nhìn thấy sự hoàn hảo, sự khác biệt", và rằng BOS có cơ hội để có sự hoàn hảo, sự khác biệt, vì nó thuộc về văn hóa của một công ty có bề dày về phần mềm. "Bkav xuất phát là một công ty phần mềm. Và khi Bkav làm một thiết bị thì đặt ra mục tiêu đó là thiết bị cao cấp và trau chuốt nên phần mềm cũng phải tương xứng", ông Quảng khẳng định.